Nhắc đến Trung Quốc, sẽ là một thiếu sót nếu bạn không nói đến Phượng Hoàng Cổ Trấn. Một trong những địa check in rất được lòng các bạn trẻ. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thơ mộng của sông nước, sự hùng vĩ của núi rừng hòa quyện với sự cổ kính, yên bình nhưng cũng không kém phần lãng mạn của thành cổ.
Thời điểm lý tưởng để du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn
Một trong những thắc mắc của những bạn lần đầu đến thăm Phượng Hoàng Cổ Trấn chính là thời điểm nào sẽ là lý tưởng nhất. Theo các tín đồ thích "xê dịch" từ tháng 6 đến tháng 11 chính là khoảng thời gian tốt nhất để bạn khám phá địa điểm này. Đây là thời gian khá mát mẻ, mang đến cho bạn trải nghiệm thăm thú hay tản bộ qua những cung đường phố cổ có tuổi thọ 1300 năm.
Nếu bạn thuộc tuýp người ưa sự yên tĩnh thì nên cân nhắc không nên đến vào đầu tháng 5 (kỳ nghỉ lễ Quốc tế lao động) và đầu tháng 10 (ngày quốc khánh của Trung Quốc) hoặc dịp Trung thu. Đây là những thời điểm mà du khách khắp nơi đổ về tham quan Phượng Hoàng Cổ Trấn.
Xin Visa thế nào?
Có thể nói việc xin Visa Trung Quốc không mấy phức tạp và khó khăn. Bạn có thể thông qua các công ty lữ hành hoặc có thể nộp trực tiếp tại Đại sứ quán.
Hồ sơ bao gồm: hộ chiếu gốc, ảnh phông trắng 4×6, CMND photo sau đó bạn nộp phí và chờ khoảng 4 ngày để nhận visa. Nếu bạn chưa từng xuất cảnh thì khi xin visa cần có hợp đồng lao động hoặc giấy chứng nhận sinh viên.
Nếu bạn từng đi vài nước Đông Nam Á rồi thì không cần những giấy tờ này. Trong trường hợp bạn cho trẻ nhỏ dưới 18 tuổi đi cùng thì cần có giấy ủy quyền của phụ huynh do chính chính quyền địa phương cấp, kể cả bạn là bố hay mẹ của em nhỏ đó thì cũng phải có giấy tờ, trừ khi cả bố và mẹ cùng đi chung.
Phí làm visa nhập cảnh 1 lần có hạn sử dụng trong vòng 1 tháng vào Trung Quốc hiện tại có giá khoảng tầm 70 USD.
Một số lưu ý nhỏ khi bạn đi du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn
Đổi tiền 1 nhân dân tệ Trung Quốc = 3.300 đồng tiền Việt. Để có thể chắc chắn thì bạn nên đổi khoảng 8 – 9 triệu tương đương với 2.500 – 3.000 tệ Trường hợp nếu tiêu không hết có thể mang về đổi lại. Ở Phượng Hoàng Cổ Trấn không có nhiều cây ATM và cũng không nhận thẻ khi bạn đi mua đồ ăn uống.
Ở Đây người dân không sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh nên bạn cần chuẩn bị 1 số câu tiếng Trung cơ bản và thông dụng như: hỏi đường, hỏi giờ, bao tiền, mua sim ở đâu… Bạn có thể tải app từ điển tiếng Trung về để tra từ.
Sim 4G bạn có thể mua ở ga hoặc sân bay và bạn nên tải betternet để dùng facebook, viber… vì ở Trung Quốc chặn mạng quốc tế. Ngoài ra bạn cũng có thể liên hệ với Sim Station địa chỉ chuyên cung cấp những dòng sim quốc tế uy tín nhất hiện nay.
Bạn nên mang theo 1 vài chiếc áo khoác, khăn mỏng dù bạn đi vào mùa nào trong năm cũng vậy và ít nhất thì bạn cũng nên dành 2 đến 3 ngày để khám phá trấn cổ.
Bạn nhớ dậy sớm để chiêm ngưỡng khung cảnh nơi đây và buổi tối thì nên đi dạo xung quanh, vào trải nghiệm quán bar, quán cafe hay đơn giản là thưởng thức ẩm thực nơi đây.
Đồ ăn ở đây rất ngon nhưng khá là cay nên nếu bạn không ăn được cay thì nên nói với họ đừng cho cay vào.
Phượng Hoàng Cổ Trấn về đêm
Những địa điểm du lịch ở Phượng hoàng cổ trấn
Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Trương Gia Giới
Du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn thì bạn không nên bỏ qua Trương Gia Giới với khung cảnh hùng vĩ xuất hiện trong bộ phim bom tấn nổi tiếng “Avatar”. Nằm ở phía Tây tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, Trương Gia Giới có khu công viên quốc gia vô cùng nổi tiếng, thu hút hàng nghìn khách du lịch tới đây mỗi năm với hơn 3.000 cột đá, mỗi cột cao 800m và giữa các cột đá là những hang động, khe suối.
Thiên Môn Sơn
Là một trong những ngọn núi tuyệt đẹp và đặc biệt nhất ở Trương Gia Giới. Để lên được tới đỉnh ,bạn phải đi hết con đường dài 11km uốn lượn quanh núi với 99 khúc cua ngoằn nghèo đến chóng mặt. Bạn sẽ được trải nghiệm đi trên Sạn đạo kính được xây dựng để thay thế cho cây cầu treo trước đó.
Bắc môn cổ thành
Nơi đây còn được người dân gọi là Tòa Tháp Phía Bắc vì nằm ở phía Bắc của Phượng Hoàng Cổ Trấn. Tòa tháp được xây dựng từ thời nhà Minh gắn liền với những thăng trầm của lịch sử và là một trong những di sản văn hóa được nhà nước công nhận, là đời sống tinh thần của người dân nơi đây.